Thứ Ba, 8 tháng 11, 2016

Đô Lương mảnh đất ghi dấu hào hùng


Đô Lương là vùng đất văn hoá, nổi tiếng hiếu học, chính những tên đất, tên làng Bạch Ngọc, Văn Khuê, Văn Lâm, Văn Tràng, Rú Bút, Hòn Nghiên, Hòn Mực.v.v...từ lâu đã được nhân dân hình tượng hoá thể hiện sự khát vọng vươn tới và thích học hành, đỗ đạt khoa bảng, với triết lý "học để biết, biết để làm người" điều đó lại được chắt lọc chưng cất qua bao thế hệ trở thành truyền thống hiếu học và tôn trọng nhân tài của nhân dân Đô Lương ngày nay.


Đô Lương có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như hang Mặt Trắng, đập Đá Bàn , đập Khe Du , đập Khe Ngầm , Đập Ba ra Đô Lương, Khu du lịch nước khoáng nóng ... Những thắng cảnh thiên nhiên là những công trình kinh tế phục vụ đời sống con người. Bên cạnh đó là hệ thống các khu di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật như Đền Quả, Đền Đức Hoàng, nhà thờ Nguyễn Cảnh Hoan, Nhà thờ Thái phó Thái Bá Du, Đền tiên đô, Nhà thờ Họ Hoàng Trần và Đình Phú Nhuận ở Đặng sơn, khu di tích Truông Bồn... tạo thành khu du lịch văn hoá, sinh thái hấp dẫn.

khu di tích Truông Bồn


Tới Đô Lương được nghe danh làng nghề gốm Trù Sơn nổi tiếng với loại gốm còn giữ được những nét cơ bản nhất của gốm cổ. Không chỉ được làm từ thủ công mà ở đây trong từng khâu, từng công đoạn đều đơn giản, không cầu kỳ, sặc sỡ, tuy nhẹ, mỏng nhưng khá cứng. 
Truông Bồn là một địa danh thuộc địa phận xã Mĩ Sơn, huyện Đô Lương. Tại đây, ngày 31/10/ 1968, 13 chiến sĩ của Đại đội Thanh niên xung phong 317 đã cùng lúc anh dũng hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ (17 - 22 tuổi). Sự hi sinh ấy là một vết son trong sổ vàng truyền thống của lực lượng Thanh niên xung phong, tỏ rõ thêm chủ nghĩa anh hùng cách mạng, và cũng là bằng chứng hết sức nổi bật về những mất mát, đau thương do chiến tranh để lại.
Truông Bồn đã được công nhận là di tích lịch sử Quốc gia; tập thể 14 chiến sĩ, trong đó có 13 liệt sĩ đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Truông Bồn hôm nay đã trở lại cuộc sống thanh bình, trên những ngọn đồi khốc liệt của bốn mươi năm trước, rừng đã phủ xanh ngút ngàn. Tượng đài chiến thắng và tưởng niệm các liệt sĩ đã được xây dựng, khang trang sạch đẹp; ở đó có ngôi mộ chung của bảy chiến sĩ đã bị bom xé tan thi thể. Vẫn còn dấu tích những hố bom, nhưng trong đó đang trỗi dần từng mầm sống.

Truông Bồn nơi ghi dấu một thời hào hùng

Đình Long Thái nằm trên địa bàn xóm 5, xã Thái Sơn (huyện Đô Lương, Nghệ An). Đến đây du khách sẽ đi từ ngạc nhiên đến thán phục bởi tinh hoa tài trí của người xưa. Thông qua các mảng chạm khắc người xưa muốn gửi gắm thế hệ mai sau những một thông điệp về giá trị sống, giá trị nhân văn của con người.
Đình Long Thái ngày nay gồm 5 gian, chất liệu hoàn toàn bằng gỗ mít, với 24 cột, chiều dài 23 mét, chiều rộng 11 mét. Đình được thiết kế theo kiểu cung-dục-oai bẩy-trông trụ với 20 chiếc bẩy được chạm trổ rất tinh vi. Bộ khung ngôi đình là một tác phẩm điêu khắc đồ sộ, độc đáo với các đề tài truyền thống phong phú đa dạng. Các linh vật trên bờ nóc mái, bờ dải, hồi van, hệ thống xô, con kìm được thể hiện rất sắc sảo, tạo cho đình những đường cong mềm mại uyển chuyển. Những nét hoa văn cầu kỳ công phu, cách thể hiện nét to nhỏ, nét dày mỏng theo chủ ý của người thợ tài hoa đã đem lại sức sống và sự cuốn hút cho ngôi đình. Đến đây du khách sẽ đi từ ngạc nhiên đến thán phục bởi sự hội tụ những tinh hoa tài trí của người xưa. Thông qua các mảng chạm khắc người xưa muốn gửi gắm, chuyển tải đến thế hệ mai sau những một thông điệp về giá trị sống, giá trị nhân văn của con người.
lễ hội đình Long Thái hằng năm

Mảnh đất Đô Lương nơi ghi dấu những chiến công anh hùng đang ngày càng vững bước đi lên theo hướng phát triển của đất nước, góp phần vào công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước.

1 nhận xét: